Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
IPEF sẽ giúp tái cơ cấu chuỗi cung ứng?
Trong chuyến công du Nhật Bản hồi cuối tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố khởi động Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF). Ngay sau đó, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết các vòng đàm phán liên quan đến 13 quốc gia sáng lập ban đầu sẽ được khởi động ngay trong mùa hè này.

“Vòng cung bạn bè”

Mặc dù không có chính sách ưu đãi thuế đặc biệt đối với các nước tham gia IPEF nhưng việc Mỹ tái thiết “vòng cung bạn bè” ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có ý nghĩa khác thường. Đặc biệt là khi chuỗi đầu tư nước ngoài bị rối loạn do đại dịch COVID-19 ở Thượng Hải, việc thiết lập một chuỗi cung ứng đa dạng bên ngoài Trung Quốc đã trở thành lựa chọn hiện nay.

Từ tài khóa 2013-2014 đến 2020-2021, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Nhưng, vị trí này giờ đây đã được Mỹ thay thế, với kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Mỹ đạt kỷ lục lịch sử. Tờ Hindustan Times dẫn số liệu thống kê mới nhất do Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ công bố cho thấy Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong tài khóa 2021-2022, với kim ngạch thương mại song phương lên tới 119,42 tỷ USD. Đây là mức tăng 48% so với 80,51 tỷ USD trong tài khóa 2020-2021.

Cụ thể, mức xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ đã từ 51,62 tỷ USD trong năm 2021 tăng lên 76,11 tỷ USD năm 2022, đồng thời nhập khẩu cũng từ 29 tỷ USD tăng lên 43,31 tỷ USD và xuất siêu của Ấn Độ sang Mỹ lên tới 32,8 tỷ USD. Trong khi đó, tổng kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Trung Quốc đạt 115,42 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ 2021, đứng thứ hai trong số các đối tác thương mại của Ấn Độ. Trong đó, xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc tăng từ 21,18 tỷ USD lên 21,25 tỷ USD, nhập khẩu tăng từ 65,21 tỷ lên 94,16 tỷ USD và nhập siêu của Ấn Độ từ Trung Quốc tăng từ 44 tỷ lên 72,91 tỷ USD. Khalid Khan, Phó Chủ tịch Liên đoàn Xuất khẩu Ấn Độ cho rằng Ấn Độ đang trở thành một đối tác thương mại đáng tin cậy, nhất là đối với những công ty xuyên quốc gia đang muốn giảm sự phụ thuộc vào cung ứng của Trung Quốc để phân tán hoạt động kinh doanh của họ sang các nước khác. Ông nhận định việc Ấn Độ tham gia IPEF do Mỹ nắm vai trò chủ đạo sẽ tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai nước.

Làm lung lay chuỗi cung ứng cũ

Ngày 1-6, sau 65 ngày thành phố đóng cửa, Thượng Hải bắt đầu hoạt động trở lại. Tuy nhiên, 2 tháng đóng cửa như một cơn ác mộng, đã có quá nhiều thay đổi ở thành phố này. Thượng Hải không còn như trước đây, niềm tin của người dân giảm sút, lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Thượng Hải bị lung lay. Họ sợ hãi trước những chính sách thay đổi của chính quyền.

Trong thời gian đóng cửa, hoạt động sản xuất và cung ứng quy mô lớn bị ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như sản xuất ô tô, chip điện tử, chăm sóc y tế. Xuất phát từ những cân nhắc an toàn, các nhà đầu tư buộc phải tăng thêm cơ sở sản xuất ở bên ngoài Trung Quốc. Nếu chiến lược “Trung Quốc+1” và “Trung Quốc+2” sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn đang trong giai đoạn quan sát đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì hiện nay đã trở thành một lựa chọn khôn ngoan: năng lực sản xuất hiện có của Trung Quốc chủ yếu đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và năng lực sản xuất cung cấp cho thế giới có thể được chuyển sang những nước khác.

Sau khi Tổng thống Biden chính thức tuyên bố khởi động IPEF tại Tokyo, 13 nước đầu tiên trở thành các thành viên sáng lập. Đó là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam và Brunei. Fiji đã được Mỹ tuyên bố hoan nghênh tham gia và trở thành thành viên sáng lập thứ 14.

IPEF được cho là phản ứng trực tiếp với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa có hiệu lực. Theo khuôn khổ RCEP, tỷ lệ sản phẩm hưởng mức thuế 0% ngay lập tức giữa Trung Quốc và ASEAN, Australia, New Zealand đã vượt quá 65% trong 10 năm tới, 90% sản phẩm về cơ bản sẽ được áp dụng thuế suất 0%. Các nhà chức trách Trung Quốc ban đầu hy vọng sử dụng RCEP để tăng tốc hội nhập khu vực và hưởng lợi từ liên kết ASEAN và các khu vực xung quanh.

Báo cáo Hội nhập kinh tế châu Á (năm 2022) do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố cho thấy chỉ số hội nhập của khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2019 là 0,479, chỉ đứng sau Vương quốc Anh, châu Âu và Bắc Mỹ trong số các khu vực lớn trên thế giới, vốn đã đạt đến mức độ hội nhập cao. ASEAN đã trở thành đối tác thương mại và khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất của Trung Quốc. Xét về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, ASEAN đã vượt qua EU vào năm 2020 và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Năm 2021, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN là 483,7 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng xuất khẩu của Trung Quốc nhập khẩu từ ASEAN là 394,5 tỷ USD, chiếm 14,7% nhập khẩu của Trung Quốc.

Những dữ liệu thống kê cho thấy, mức độ hội nhập giữa Trung Quốc và ASEAN đã rất cao, nhưng phải chú ý rằng Mỹ mới là cường quốc tiêu dùng lớn nhất thế giới, không chỉ là khách hàng lớn của hàng xuất khẩu của Trung Quốc mà còn là khách hàng lớn của ASEAN. Trong bài phát biểu gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cho rằng chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc có thể được mô tả trong 3 từ: “Đầu tư, liên minh, cạnh tranh”. Đầu tư là Mỹ sẽ tăng cường đầu tư trong nước, bao gồm cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng, giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ... để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Liên minh nghĩa là đoàn kết với đồng minh và tăng cường hợp tác để đạt được các mục tiêu chung, bao gồm cơ chế Đối thoại an ninh 4 bên (Bộ tứ), Liên minh quân sự AUKUS, IPEF xuất hiện gần đây và hợp tác với đồng minh châu Âu và NATO. Cạnh tranh là đọ sức với Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế và công nghệ.
DanQuyen.com (Theo antg.cand.com.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)
    Giá vàng chiều nay (25-4): Quay đầu giảm mạnh (25-04-2024)
    Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm (25-04-2024)
    'Công thần' của Ngân hàng OCB bất ngờ xin rời ghế tổng giám đốc (24-04-2024)
    Đấu thầu vàng miếng: Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Dành dụm để mua nhà, người Trung Quốc nhận lại công trình bỏ hoang (25-07-2022)
    Tăng trưởng du lịch quốc tế, phục hồi toàn diện du lịch Việt Nam (25-07-2022)
    Mỹ dự kiến ban hành chính sách điều chỉnh carbon xuyên biên giới (22-07-2022)
    Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine không ký trực tiếp với Nga (22-07-2022)
    Bộ trưởng Tài chính Anh công bố dự luật dịch vụ tài chính hậu Brexit (21-07-2022)
    Nga nối lại hoạt động của đường ống Nord Stream-1 (21-07-2022)
    Xăng RON95 giảm hơn 3.600 đồng/lít (21-07-2022)
    Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu, vàng trong nước vẫn giữ giá (21-07-2022)
    IMF cảnh báo nguy cơ suy thoái nghiêm trọng toàn châu Âu (19-07-2022)
    Doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin ước đạt 72,5 tỷ USD (18-07-2022)
    Coca-Cola Việt Nam và Campuchia bị thâu tóm (18-07-2022)
    Diễn biến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và nỗ lực hồi phục vào cuối năm 2022 (15-07-2022)
    Dự án khí đốt bị kiện, nỗ lực tìm nguồn cung mới của EU thêm khó khăn (15-07-2022)
    Giá dầu thế giới quay đầu tăng (15-07-2022)
    Saudi Arabia tăng gấp đôi nhập khẩu dầu từ Nga (15-07-2022)
    Giá dầu lao dốc xuống mức thấp nhất 4 tháng (14-07-2022)
    IEA cảnh báo giá dầu cao vẫn chưa thể làm giảm nhu cầu (13-07-2022)
    Bắt đầu vòng đàm phán mới về việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine (13-07-2022)
    Bất động sản Việt Nam là 'miếng bánh ngon' cho nhà đầu tư ngoại (13-07-2022)
    Giá trị đồng euro lần đầu tiên thấp hơn đồng USD (13-07-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152813946.